ĐOÀN KẾT - KỶ CƯƠNG - KHẨN TRƯƠNG - AN TOÀN - HIỆU QUẢ                                                                                                                                                                     

 

video

The player will show in this paragraph

Giới thiệu tuyến metro1

LIÊN KẾT WEB

tin nổi bật
TOẠ ĐÀM “KẾT LUẬN 49 VÀ NGHỊ QUYẾT 98 - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HCM

 

Ngày 31/7/2023, Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố (HFIC) và Viện Nghiên cứu phát triển (HIDS) phối hợp đồng tổ chức buổi Tọa đàm “Kết luận 49 và Nghị quyết số 98 - Cơ hội và thách thức cho đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh” để khẩn trương triển khai thực hiện mục tiêu tại Kết luận 49–KL/TW của Bộ Chính trị là hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035.

 

Các đơn vị tại buổi tọa đàm đã tập trung thảo luận nghiêm túc, bước đầu làm rõ những các đề xuất để thực hiện mục tiêu tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Bộ Chính trị định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035; và Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau gần 4 giờ thảo luận, Ban Tổ chức đã ghi nhận các ý kiến tham luận của đơn vị tham dự:

- Ông Đỗ Ngọc Long - Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát thẩm định – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bà Lê Ngọc Thùy Trang – Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước

-TS. Trần Du Lịch, thành viên HĐ tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

- PGS TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức)

- ThS.KSKT Phạm Thị Huệ Linh, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4 – Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia

- Tiến sĩ Phạm Trần Hải –Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

- Ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay là Viện trưởng Viện PDI chuyên nghiên cứu về phát triển đô thị.

          Và một số ý kiến tham luận khác, tập trung vào các nội dung:

Quy hoạch, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng;

Nguồn lực tài chính (từ khai thác quỹ đất theo TOD; từ nguồn vay thương mại, trái phiếu);

Thủ tục đầu tư, phê duyệt và triển khai dự án;

Tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị;

Mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực.

          Tọa đàm đã thu hút được hơn 70 đại biểu tham dự trực tiếp cũng như nhiều lượt theo dõi trực tuyến để tập trung thảo luận về yêu cầu công tác quy hoạch, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng cho toàn bộ Hệ thống đường sắt đô thị, thu xếp nguồn lực tài chính khoảng 25 tỷ USD phải được hoàn thành trong vòng 4-5 năm (chậm nhất vào năm 2028), thu hồi đất dự án đồng thời với đất quy hoạch TOD, thực hiện bồi thường, thu hồi đất ngay khi dự án được phê duyệt quy hoạch; xây dựng Tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ, tổ chức thi công, cung cấp vật tư thiết bị phải được hoàn thành trong vòng 7-8 năm, phương án tổ chức thi công, phương án cung cấp vật tư thiết bị hoàn toàn mới, khác biệt với cách làm tương tự như hiện nay, xây dựng mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực phải được hoàn thành trong vòng 2 năm (chậm nhất vào năm 2025); cùng nhiều nội dung khác có liên quan.

            Các chuyên gia, đơn vị tham dự cũng thống nhất cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục tổ chức các phiên tọa đàm khác để lấy thêm nhiều ý kiến phản biện từ các chuyên gia trong và ngoài nước, các bài học kinh nghiệm phát triển đường sắt đô thị của các Thành phố trong khu vực cũng như lắng nghe những ý kiến nguyện vọng của người dân Thành phố.

 

CÁC TIN BÀI KHÁC:
Hiển thị kết quả từ 401 - 410 trong 438 kết quả tìm kiếm.
Trang của 44
Xem tin theo ngày
Ngày